Trung bình, đối với một người trưởng thành, nước chiếm 60% trọng lượng cơ thể; và hầu hết nước được giữ trong tế bào – bộ phận cần nước để sống.
Nước – thành phần chính của cơ thể người
Nước trong cơ thể người được phân bố chủ yếu ở 2 nơi:
1.) khoang dịch nội bào (chiếm 2/3)
2.) khoang dịch ngoại bào (chiếm 1/3).
Ví dụ, cơ thể của một người đàn ông nặng 70kg chứa khoảng 42 lít nước thì có đến 28 lít cho nội bào và 14 lít cho ngoại bào, trong đó:
• 3 lít là huyết tương
• 1 lít là chất lỏng xuyên tế bào (dịch não tủy, thị kính, màng phổi, màng bụng và dịch bao hoạt dịch - là một chất lỏng nhớt giúp làm giảm ma sát giữa sụn khớp trong quá trình vận động);
• 10 lít là dịch mô kẽ (bao gồm bạch huyết) – môi trường nước xung quanh các tế bào [1]
Lượng nước trong cơ thể người khác nhau tùy theo độ tuổi.
Ví dụ, cơ thể của trẻ sơ sinh được cấu thành bởi nhiều nước (75%) hơn cơ thể của một người lớn tuổi (50%).
Ngoài ra, cơ thể càng vạm vỡ càng chứa nhiều nước. Ngược lại, mỡ tích trữ càng nhiều trong cơ thể, lượng nước sẽ càng ít.
Tương tự, các bộ phận quan trọng của chúng ta cũng chứa lượng nước khác nhau. Não, phổi, tim, gan và thận chứa nhiều nước – nước chiếm khoảng từ 71% đến 84%, tùy thuộc vào từng bộ phận [2]. Thậm chí 31% xương của chúng ta là nước.
Vì thế, nước chính là sự sống!
Nguồn tham khảo: [1] Wang et al. (1996). Am J Clin Nut 69: 833-841; [2] Mitchell et al. The Journal of Biological Chemistry, 1945: 625-637